Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế chừng 12km, tọa lạc trên dải đất xung yếu, có tính chiến lược về mặt biển của thủ phủ xứ Đàng Trong và kinh đô Huế
Lễ hội cầu Ngư ở biển Thuận An- Huế |
Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế chừng 12km, tọa lạc trên dải đất xung yếu, có tính chiến lược về mặt biển của thủ phủ xứ Đàng Trong và kinh đô Huế, làng chài Thuận An ngày nay bao gồm phần đất của làng Thai Dương Thượng và Hạ - ngôi làng tồn tại hơn 5 thế kỷ và gắn liền với truyền thuyết về vị nữ thần gốc Chămpa - Thai Dương Phu Nhân.
Làng chài Thuận An trải dài theo bờ biển Đông, trước mặt là hệ sinh cảnh riêng có của dải đất miền Trung - phá Tam Giang, sau lưng là biển Đông, nên ngư nghiệp, từ bao đời vẫn là sinh kế của người dân nơi đây. Cũng chính bởi cuộc sống gắn liền với con nước thủy triều, bấp bênh trước sự đe dọa của biển cả bao la, nên bên cạnh những cung cách, kinh nghiệm ứng xử với môi trường sống qua nhiều thế hệ, những điều kiêng kỵ, công cụ đánh bắt, hay phương thức khai thác thủy sản phù hợp với điều kiện địa hình... người dân làng chài thường có cuộc sống tín ngưỡng phong phú: lễ trình nghề, ăn tết cả, lễ cúng bến nước, lễ tang cá ngài, cúng phòng long... những lễ tiết liên quan nghề nghiệp và đặc biệt là lễ hội cầu ngư hay còn gọi là đua trải cầu ngư.
Ý nghĩa lễ hội
Lễ hội cầu ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn vị khai canh làng là Trương Triều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công. Ông là người gốc miền Bắc, theo các đợt di dân vào trú tại Thái Dương vào thế kỷ XIV. Ông là người sáng lập ra làng và bày cho dân làng nghề đánh cá và buôn bán ở vùng biển.
Ý nghĩa lễ hội
Lễ hội cầu ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn vị khai canh làng là Trương Triều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công. Ông là người gốc miền Bắc, theo các đợt di dân vào trú tại Thái Dương vào thế kỷ XIV. Ông là người sáng lập ra làng và bày cho dân làng nghề đánh cá và buôn bán ở vùng biển.
Cứ “tam niên đáo lệ”, vào ngày 12 tháng giêng âm lịch, ngư dân làng chài Thuận An lại tưng bừng chuẩn bị tổ chức lễ hội cầu ngư, ngoài phần lễ cầu quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, an cư lạc nghiệp...; phần hội gồm nhiều trò diễn vui nhộn, tái diễn cuộc sống với những hoạt động trên sông nước, đồng thời cũng chuyển tải ước mơ của cộng đồng đến một vụ mùa bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thuận An, ngoài là mảnh đất còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, còn là hình ảnh của bãi biển đẹp, nơi nghỉ mát lý tưởng của người Huế và du khách... và cũng là địa phương được triều Nguyễn phong tặng bốn chữ “văn vật danh hương”.
Hình thức diễn trò của làng Thai Dương, xã Thuận An là một trong những nghi lễ cổ truyền của dân tộc, nêu cao ý thức “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”. Mặc dù đã qua bao biến chuyến của thời cuộc, dân làng vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp đó, để đến ngày hôm nay, lễ hội cầu ngư vẫn được bảo trì và phát triển. Đó là một niềm vinh dự của dân làng khi được đóng góp phần mình vào ngày lễ.
0 Comments