Mọc hoang dã ở khắp mọi nơi, hoa dại Việt Nam trông mảnh mai nhưng ẩn sau vẻ bên ngoài đó, là một sức sống mãnh liệt, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Hoa Bìm bịp
Bìm bịp là loài hoa dại thường leo lên thân cây khác hay hàng rào để khoe sắc đẹp. Hoa hình chuông, mọc thành xim ở kẽ lá, với 1 - 3 bông. Hoa có thể đổi màu, từ sáng đến chiều, màu sắc chuyển từ lam nhạt sang hồng hoặc tím.
Hoa Bìm bịp thường leo lên thân cây khác hay hàng rào để
khoe sắc đẹp
khoe sắc đẹp
Ở Nhật Bản, bìm bìm là cây cảnh rất được ưa chuộng, người ta đã tiến hành lai giống, tạo ra gần trăm loại khác nhau. Thế nhưng, ở nước ta, mỗi khi nhắc tới loài hoa này, nhiều người thường liên tưởng đến câu tục ngữ "giậu đổ bìm leo", nên bị coi là thứ hoa hèn, ít người trồng, chỉ mọc dại ven bờ bụi...
Tuy nhiên, theo Đông y, hạt bìm bịp lại được xếp trong nhóm thuốc "tuấn tả trục thủy", cùng với những vị thuốc như: cam toại, đại kích, nguyên hoa, thương lục, ba đậu, thiên kim tử...; có tác dụng thông đại và tiểu tiện, thông mật và trị giun.
Hoa Dâm bụt
Dâm bụt có các tên gọi khác là mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang (phật tang); là loài cây bụi thuộc họ Bông hoặc Cẩm quỳ có nguồn gốc Đông Á. Loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt.
Loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt
Dâm bụt rất phổ biến ở nước ta, có nhiều nơi trồng làm hàng rào. Hoa lớn nhưng ít có hương. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.
Trong các nghi lễ tôn giáo Hindu của người Ấn Độ, dâm bụt là một loại hoa bắt buộc phải có. Đối với người Trung Hoa, dâm bụt lại được sử dụng khá phổ biến như một loại thảo dược và công dụng chăm sóc da đầu, tóc là một trong những ưu điểm nổi bật của loại cây này.
Tại Việt Nam, ông bà ta xưa phát hiện dâm bụt chứa chất antoxyanozit, nên dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên mụn nhọt đang mưng mủ, mụn nhọt sẽ đỡ nhức và nhanh vỡ mủ. Vỏ và rễ dâm bụt sắc với nước dùng uống chữa được xích và bạch lỵ, bạch đới, khí hư.
Hoa Cúc dại
Cúc dại là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc dại để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, Cúc dại còn được gọi là Baby's pet hay Bairnwort, có nghĩa là hoa của trẻ em.
Cúc dại có nhụy vàng ở giữa, xung quanh là những cánh trắng muốt, mềm mại, mỏng manh.
Cúc dại không có hương thơm nhưng lại nở hoa đẹp đến nao lòng trên những dải đất cằn có lẫn đá và cát. Vì thế, khi nhìn những bông cúc dại vươn mình trong nắng gió, người ta có thể cảm nhận được điều gì đó thật mộc mạc nhưng cũng lại thật mãnh liệt của niềm khao khát được sống.
Theo Danh mục các cây thuốc Việt Nam, Cúc dại chứa nhiều nhóm chất hoá học có tác dụng đặc biệt trên hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng vệ hoặc tấn công các tác nhân gây nhiễm trùng. Do vậy, dân gian dùng rễ cây sắc uống hoặc tán bột uống trị sốt, ho, kinh nguyệt nhiều.
Hoa Bồ công anh
Không màu sắc sặc sỡ, không hương thơm quyến rũ..,. Bồ công anh thường mọc dại ở các vườn, đất hoang và sinh trưởng mãnh liệt vào mùa xuân. Hoa có màu vàng, đôi khi màu tím; cụm hoa hình đầu, hạt màu đen có cán mang lông vũ. Sau khi hé nở một thời gian, thì từng cánh hoa sẽ chấp bay theo gió, hoa bay đi thật xa để tiếp tục gieo rắc sinh sôi nẩy nở.
Hoa Bồ công anh thường mọc dại ở các vườn.
Trong số các loài hoa dại, Bồ công anh được giới trẻ "bồ kết" chọn để tiên đoán xem "Anh ấy yêu mình" hoặc "Anh ấy không yêu mình" trong trò chơi những cánh hoa tiên đoán tình yêu. Ngoài ra, vì hoa nở và tàn vào những giờ giấc nhất định nên từ xưa, nó đã được những người chăn cừu cô đơn xem như một cái đồng hồ.
Loài hoa dại bé nhỏ này không chỉ làm những món rau trộn salad rất ngon (ở phương Tây người ta hay ăn), mà còn là vị thuốc quý trong y học phương Đông. Bồ công anh có công dụng giải nhiệt độc, chữa mụn nhọt, ngộ độc, thanh huyết, bổ dạ dày...
Hoa Cải
Hoa cải chỉ nở vào dịp đầu đông (vào khoảng tháng 11), khi đất trời se se lạnh, xao xác dưới nắng vàng. Hoa nở rộ trong vòng 20 ngày chờ lấy hạt giống cho vụ mùa sau.
Hoa cải chỉ nở vào dịp đầu đông.
Với dáng vẻ mộc mạc chân chất thôn quê, từ nhiều năm nay, cứ vào mùa, giới trẻ Hà thành lại nô nức tìm về những vườn hoa cải vàng còn sót trên cánh đồng huyện Gia Lâm (Hà Nội) hay dọc bên bờ sông Đuống (Thuận Thành, Bắc Ninh), để ghi lại những kỷ niệm hồn nhiên bên bè bạn và cũng có thể là nơi trổ hoa của một mối tình đầu...
Bạn đọc Phan Công Quý chia sẻ: bộ ảnh chụp vào tuần trước bằng máy Nikon J1, với ống 10-30mm.
Phan Công Quý
0 Comments