Nền văn minh Ai Cập, hay nền văn minh sông Nil, gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông Nil tại Ai Cập. Dòng sông Nil dài khoảng 6500 km, có bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm nhất thế giới.
Phần hạ lưu sông Nil rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km, hai bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nil dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,... sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim...
Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên.
Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội hoạ, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác...
Theo cách phân định thời gian của Manethon (một giáo sĩ của Ai Cập cổ đại, một nhà sử học rất nổi tiếng đã có nhiều đóng góp rất lớn về nghiên cứu lịch sử Ai Cập) thì lịch sử Ai Cập cổ đại được chia ra thành Cổ, Trung và Tân Vương quốc với 30 vương triều kéo dài khoảng từ cuối thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên đến năm 331 trước Công nguyên. Vẫn còn nhiều nghiên cứu về các vương triều Ai Cập đang được tiếp tục và có thể các vương triều này sẽ còn thay đổi, bởi vì ngày nay các công tác khảo cổ vẫn tiếp tục phát hiện thêm nhiều dữ liệu, chứng cứ khác nhau.
Các thời đại
Các thời đại
Tranh khắc của Amenemhat I trong mộ tại El-Lisht |
- Vương triều thứ nhất: Vua Menes xây dựngMemphis, thống nhất các tiểu vương quốc Bắc Ai Cập.
- Vương triều thứ hai: không rõ, chưa có tài liệu.
- Vương triều thứ hai: không rõ, chưa có tài liệu.
* Thời đại cổ vương quốc
- Năm 2815 - 2700 TCN
Vương triều thứ ba: Vua Djoser sai Imhotep xây dựng kim tự tháp có bậc đầu tiên ở Saqqara.
Vương triều thứ ba: Vua Djoser sai Imhotep xây dựng kim tự tháp có bậc đầu tiên ở Saqqara.
- Năm 2700 - 2400 TCN
Vương triều thứ tư: Vua Sneferu, Kheops, Mykerinos, Khephren... Thời đại này để lại cho nhân loại rất nhiều di sản văn hóa.
Vương triều thứ năm: Vua Sahure, còn gọi là con của thần Rê.
Vương triều thứ năm: Vua Sahure, còn gọi là con của thần Rê.
Vương triều thứ sáu: Vua Pepi I, Pepi II.
- Năm 2400 - 2200 TCN
Vương triều thứ bảy và thứ tám là thời kỳ Ai Cập bị phân chia thành nhiều tiểu vương quốc.
Vương triều thứ bảy và thứ tám là thời kỳ Ai Cập bị phân chia thành nhiều tiểu vương quốc.
- Năm 2200 - 2050 TCN
Vương triều thứ chín, X và XI là thời kỳ chiến tranh liên miên giữa các tiểu vương quốc, và kết thúc bằng sự tái thống nhất của Mentouhotep II.
Thời đại trung vương quốc
Vua Ramses II |
- Năm 2000 - 1800 TCN
Vương triều thứ XII: Vua Amenemhat I thống nhất Ai Cập. Kế tục là các vua Sesostris I, Sesostris IIIvà Amenemhat IV tiến hành nhiều cuộc chiến tranhđể mở rộng lãnh thổ Ai Cập.
Vương triều thứ XII: Vua Amenemhat I thống nhất Ai Cập. Kế tục là các vua Sesostris I, Sesostris IIIvà Amenemhat IV tiến hành nhiều cuộc chiến tranhđể mở rộng lãnh thổ Ai Cập.
- Năm 1800 - 1750 TCN
Vương triều thứ XIII, XIV là thời kỳ đen tối, hoan lạc của vương quốc Ai Cập.
- Năm 1700 - 1590 TCN
- Năm 1700 - 1590 TCN
Vương triều thứ XV, XVI, XVII là thời kỳ Ai Cập chống lại sự xâm lược củangười Hyksos.
Thời đại tân vương quốc
Năm 1590 - 1310 TCN
Vương triều thứ XVIII Vua Ahmose I tái thống nhất Ai Câp.
Vương triều thứ XVIII Vua Ahmose I tái thống nhất Ai Câp.
-Năm 1310 - 1200 TCN
Vương triều thứ XIX gồm có các vua Seti I, Ramses II và Merneptah.
Ai Cập trải dài qua các đời vua khác trị vì và ổn định cho đến thời kỳ bị người La Mã xâm lược và thống trị vào năm 27 TCN.
Ai Cập trải dài qua các đời vua khác trị vì và ổn định cho đến thời kỳ bị người La Mã xâm lược và thống trị vào năm 27 TCN.
Thời đại La Mã thống trị Ai Cập
Người La Mã đánh chiếm và thống trị Ai Cập từ năm 27 TCN. đến nă
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA AI CẬP CỔ
1. Nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổ
Bức tranh miêu tả nghệ thuật ướp xác |
Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể người chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não. Nghệ thuật lấy não người chết thật tài tình, nhiều năm làm các chuyên gia giải phẫu lúng túng về phương pháp bảo vệ hộp sọ của người chết trong khi não được lấy ra một cách hoàn hảo.
Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô khoảng 70 ngày để thanh trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các ngón tay củaxác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình.
Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫnkhám phá thêm các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới.
Những cá nhân đầu tiên “được ướp xác” có niên đại từ khoảng năm 3300 TCN, dù đó không phải là những xác ướp nổi tiếng như Rameses II hay Seti I. Xác ướp hiện vẫn chưa chính thức được biết là của ai này đang được trưng bày trong Bảo tàng Anh và đã được đặt tên hiệu là 'Ginger' bởi vì xác có mái tóc đỏ. Ginger được chôn trong cát nóng sa mạc, có lẽ được chồng đá lên trên để ngăn thân thể bị chó rừng xâm hại. Những điều kiện thời tiết khô và nóng đã sấy khô và bảo quản xác.
Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫnkhám phá thêm các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới.
Những cá nhân đầu tiên “được ướp xác” có niên đại từ khoảng năm 3300 TCN, dù đó không phải là những xác ướp nổi tiếng như Rameses II hay Seti I. Xác ướp hiện vẫn chưa chính thức được biết là của ai này đang được trưng bày trong Bảo tàng Anh và đã được đặt tên hiệu là 'Ginger' bởi vì xác có mái tóc đỏ. Ginger được chôn trong cát nóng sa mạc, có lẽ được chồng đá lên trên để ngăn thân thể bị chó rừng xâm hại. Những điều kiện thời tiết khô và nóng đã sấy khô và bảo quản xác.
Ginger được chôn với một số chậu gốm, có lẽ trước kia để đựng thức ăn và nước uống để linh hồn sử dụng trên đường đi đến thế giới bên kia. Không có những ghi chép nào về tôn giáo ở thời đại đó, nhưng có lẽ nó cũng giống với tôn giáo về sau này ở một số điểm. Các điều kiện thời tiết sa mạc là một sự thực về cuộc sống và “cái chết”, vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào, một số sự bảo quản thân thể có thể là tự nhiên.
Từ triều đại Ai Cập đầu tiên về sau này, những người cổ đại Ai Cập hiển nhiên tìm cách giữ gìn thể xác của người chết, nhờ thế linh hồn của họ có một thân thể hướng dẫn họ tới kiếp sau.
Người Ai Cập cũng mở rộng cả việc ướp xác cho những con vật. Những con vật linh thiêng dành cho thờ cúng như cò quăm, diều hâu, cá sấu và mèo được ướp xác với số lượng lên tới hàng nghìn.
Xác ướp một con mèo từ thời Ai Cập cổ đại tại Viện bảo tàng Louvre, Paris |
Các xác ướp Ai Cập với tư cách nghệ thuật cổ đại
Việc nghiên cứu ướp xác người với mục đích giữ gìn xác rất khác biệt so với việc nghiên cứu ướp xác với mục đích nghệ thuật. Những xác ướp ban đầu phản ánh kiểu cách của thời các triều đại.
Những xác ướp sau này có thể được phân loại theo tiến trình thay đổi văn hoá khi các nước khác chinh phục Ai Cập (nghĩa là Nubia, Hy Lạp) và áp đặt một số ảnh hưởng nghệ thuật.
Những xác ướp sau này có thể được phân loại theo tiến trình thay đổi văn hoá khi các nước khác chinh phục Ai Cập (nghĩa là Nubia, Hy Lạp) và áp đặt một số ảnh hưởng nghệ thuật.
Những xác ướp rất muộn về sau này, ở thời Rôma và Thiên chúa giáo (tới năm 250) trên thực tế có một bức tranh vẽ lại khuôn mặt lúc sống trên một vùng phẳng bên trên mặt người chết. Những xác ướp “có chân dung” đó được coi là những bức chân dung ở trình độ cao nhất thời Rôma.
Một số xác ướp nổi tiếng từ Ai Cập cổ đại nhưPharaoh Tutankhamun (trị vì:1333-1323 TCN) sinh ra trong triều đại của Pharaoh Akhenaton (1353-1335 TCN), thuộc vương triều thứ 18 thời kỳ Tân vương quốc. Tutankhamun, còn được gọi vắn tắt là Vua Tut, là pharaoh trẻ nhất của các triều đại Ai Cập cổ đạinhưng lại chết khi chưa đầy 19 tuổi.
2. Văn hóa – Nghệ thuật Ai Cập cổ
2. Văn hóa – Nghệ thuật Ai Cập cổ
Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai Cập có lẽ là Câu chuyện của Sinuhe và tác phẩm sách giấy papyrus (chỉ thảo) Ipuwer, có niên đại 1800 TCN. Hiện nay bộ sưu tập về các tác phẩm cổ đại Ai cập còn có:
Một cuốn sách của người chết viết trên giấy papyrus |
Sách giấy papyrus Tulli (1400 TCN)
Sách giấy papyrus Ebers (1300 TCN)
Sách giấy papyrus Harris I (1180 TCN)
Chuyện của Wenamun (1000 TCN)
Chuyện của Wenamun (1000 TCN)
Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ trên tường trong các khu hầm mộ của các pharaoh, trên các chất liệu gốm cổ... Các bức tranh mô tả cảnh sinh hoạt và sản xuất cũng như tín ngưỡng tập tục của các cư dân và vua chúa Ai Cập. Các tác phẩm hội họa và các hoa văn trên gốm và đất nung đã cung cấp cho các nhà Ai Cập học các tư liệu phong phú và sinh động.
Việc tồn tại cho đến ngày nay các tác phẩm hội họa Ai Cập cổ có thể do khí hậu khô của sa mạc và điều kiện thiếu ánh sáng của các hầm mộ. Những bức vẽ của Ai Cập cổ miêu tả về một thế giới vui tươi cho những người chết ở cõi vĩnh hằng. Nhiều bức họa vẽ cảnh đi vào cõi âm nhằm che chở người chết đi về với Chúa trời vì người Ai Cập tin rằng sự chết chỉ là sự chuyển chỗ ở sang một thế giới các vị thần và điều này sẽ phù hộ cho những vị pharaoh và các triều đại đang trị vì xứ Ai Cập.
Nghệ thuật gốm cổ Ai Cập cũng rất phong phú và tinh xảo. Người Ai Cập cổ đã khám phá ra chất liệu men gốm khá sớm; trên các bề mặt của gốm cổ Ai Cập có chạm khắc tinh xảo các hình nhỏ mô tả nhiều chủ đề. Đồ gốm thường được chôn theo người chết và để dùng vào các nghi lễ thần bí.
Nghệ thuật gốm cổ Ai Cập cũng rất phong phú và tinh xảo. Người Ai Cập cổ đã khám phá ra chất liệu men gốm khá sớm; trên các bề mặt của gốm cổ Ai Cập có chạm khắc tinh xảo các hình nhỏ mô tả nhiều chủ đề. Đồ gốm thường được chôn theo người chết và để dùng vào các nghi lễ thần bí.
Giấy papyrus là một loại giấy do người Ai Cập cổ sáng chế ra, được làm từ cây papyrus mọc ở châu thổ sông Nil. Công nghệ làm giấy papyrus không được ghi lại và bị thất truyền theo thời gian, tuy vậy, vào năm 1940, các nhà Ai Cập học đã phục hồi được công nghệ này. Người ta đã tìm thấy những tấm giấy có kích thước khá lớn, dài hàng mét. Giấy papyrus được người Ai Cập cổ dùng vào các việc ghi chép lại các cảnh sinh họat bao gồm văn học, tôn giáo,lịch sử và các công việc hành chính.
3. Chữ viết Ai Cập cổ
Đã lâu, các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Nekhen (Hierakonpolis theo người Hy Lạp cổ và Kom el-Ahmar trong tiếng Ả Rập ngày nay), vào năm 1894. Tuổi của những chữ tượng hình này có niên đại vào khoảng 3200 TCN. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khảo cổ học lại tìm thấy những ký hiệu trên đồ gốm Gerzean, 4000 TCN, có sự tương đồng với chữ viết cổ Ai Cập.
Chữ tượng hình trên một bức vẽ |
Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra những chữ tượng hình Ai Cập cổ từ triều đại đầu tiên (2925 - 2775 TCN).
Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ.
4. Kiến trúc Ai Cập cổ
4. Kiến trúc Ai Cập cổ
Các chữ tượng hình Ai Cập có liên quan đến các công trình kiến trúc |
Hơn 10.000 năm trước đây, châu thổ sông Nil là nơi khởi đầu một nền văn minh sớm của thế giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ là các công trình xây dựng vĩ đại trên một khu vực tập trung dày đặc. Ai Cập cổ đã để lại và đóng góp cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, đó là Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư Sphinx khổng lồ.
Đặc trưng kiến trúc Ai Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên người Ai Cập cổ sử dụng vật liệu trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa nung, đá các loại. Trong suốt các triều đại Ai Cập cổ, vật liệu đá được dùng hầu hết cho các công trình như lăng mộ và đền đài. Đôi khi, các vật liệu gạch có được dùng trong các công việc xây dựng lâu đài của các vua, pháo đài và một số công trình dân dụng khác như tường bao quanh lâu đài, đền đài và đô thị và các công trình phụ trợ ít quan trọng trong các đền đài. Rất nhiều công trình nhỏ của Ai Cập cổ đã bị phá hủy và cuốn trôi theo những cơn giận giữ bất thường của sông Nil. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khô, nóng của Ai Cập cũng giúp bảo tồn được khá nhiều các công trình xây bằng gạch chưa nung. Ví dụ, ngày nay còn lại một số ngôi làng như Deir al-Madinah, pháo đài Buhen và Mirgissa. Các công trình bằng đá ở các khu đất cao, không ảnh hưởng bởi lũ lụt của sông Nil nhưng cũng chịu tác động không nhỏ của các cơn bão cát sẵn có ở vùng này.
Tháp ở đền Karnak |
Điều ấn tượng nhất chính là kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ. Những công trình đồ sộ, cao lớn và chính xác theo quan niệm vũ trụ của người Ai Cập cổ đến hôm nay cũng làm cho các nhà khảo cổ học lúng túng và việc liên tục khám phá chúng và có nhiều công trình nghiên cứu mới ra đời thay thế cho các lập luận cũ không còn đứng vững. Cũng cần nhắc đến kiểu kiến trúc đặc trưng của các cổng, cửa theo kiểu của vòm ở triều đại thứ 4; tất cả các lối vào của các công trình lớn được kết cấu bởi các cổng lớn có dầm đỡ.
5. Thế giới quan - triết học Ai Cập cổ
Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ hay quan niệm tôn giáo tín ngưỡng kéo dài trên dưới 3.000 năm về giữa cả hai tôn giáo là đạo Cơ Đốc vàđạo Hồi.
Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ hay quan niệm tôn giáo tín ngưỡng kéo dài trên dưới 3.000 năm về giữa cả hai tôn giáo là đạo Cơ Đốc vàđạo Hồi.
Thần Mặt trời |
Còn rất nhiều truyền thuyết xung quanh các triều đại Ai Cập. Nhưng thế giới của người Ai Cập luôn xoay quanh các điều thần bí về con sông Nil và sa mạc, tạo nên một đức tin về các thế lực thần bí, luôn lôi kéo con người phải thần phục các pharaoh và các pharaoh như một vị thần hiện hữu, thay mặt các vị thần khác có nhiệm vụ trông coi dân Ai Cập và dung hòa các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt để đưa đến cho thần dân Ai Cập một cuộc sống yên lành bên cạnh pharaoh và dòng sông Nil giàu có và thần bí.
Quan niệm về cái chết của người Ai Cập cổ như một sự chuyển tiếp một cuộc sống khác ở thế giới bên kia, thế giới cõi âm. Nghi lễ về cái chết là một sự kiện quan trọng và tỉ mỉ nhằm tiễn đưa người chết về với cõi vĩnh hằng. Người Ai Cập cổ quan niệm con người có cả phần thể xác và phần linh hồn, chính vì vậy, các nghi lễ là thể hiện sự chuẩn bị cho thể xác và linh hồn có được sự hòa hợp khi về cõi âm, họ tin tưởng rằng, nếu thi thể được bảo quản tốt nhất thì linh hồn sẽ tái hòa nhập sau một thời gian nào đó. Điều kiện để linh hồn mau chóng trở lại hòa nhập vào thể xác là xác phải được một người thầy tu lành nghề bảo quản nguyên vẹn cơ thể, khuôn mặt được như lúc còn sống và cơ thể phải được ướp hương thơm. Đầu tiên, cơ thể người chết sau khi đã được lấy đi nội tạng, sẽ được cho vào một quan tài nhỏ bằng sậy vùi vào cát nóng nhằm làm khô xác để cho cơ thể không thể phân hủy sau này, sau đó thì mới mai táng trong hầm mộ.
LikeVietnam.com.vn ( Theo www.cinet.vn)
0 Comments