Ad Code

Responsive Advertisement

Hải Đăng Alexandria

Hải Đăng Alexandria
Hải Đăng Alexandria

Hải đăng Alexandria do triều đại Ptolemy xây dựng trên đảo Pharos ngoài khơi thành phố Alexandria thủ đô Ai Cập một thời, nơi có thư viện Alexandria nổi tiếng. Alexandria được mệnh danh là hòn ngọc lấp lánh của Địa Trung Hải, thành phố lớn thứ hai và là cảng chính của Ai Cập hiện nay. Alexandria do kiến trúc sư Dinocrates (332 – 331 TCN) xây dựng tại vị trí của một ngôi làng cổ Rhakotis theo ý nguyện của Alexander đại đế để bất tử hoá tên ông. Không bao lâu sau, Alexandria trở thành trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế và tri thức của Ai Cập. Đến nay nhiều di tích vẫn còn tồn tại, Alexandria là thủ đô của triều đại Ptolemy với vô số tượng đài, đền miếu. Nơi đây mọc lên hải đăng Alexandria và thư viện Alexandria. Các nhân vật lịch sử của Ai Cập, La Mã như Cleopatra, Julias Caesaz, Mark Antony và Octavian đều có dính líu ít nhiều đến thành phố này. Alexandria nằm ở tây bắc sông Nile trải dài trên dải đất hẹp giữa Địa Trung Hải và hồ Mariut. Nó có hai xa lộ lớn và một đường xe lửa đẫn đến Cairo. Thành phố là nơi nghỉ mát mùa hè nổi tiếng nhất Trung Đông.


Hải đăng Alexandria có lẽ là kỳ quan duy nhất trong bảy kỳ quan cổ đại được sử dụng vào mục đích phục vụ cuộc sống hằng ngày. Nó hướng dẫn cho tàu bè đi lại an toàn tại cảng lớn. Đối với các kiến trúc sư thì hải đăng còn là công trình xây dựng cao nhất thế giới, và là tấm gương phản chiếu ánh sáng vào ban ngày (ban đêm sử dụng đèn báo) vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhiều nhà khoa học. Theo sử sách, tấm gương nhìn thấy từ xa 50 km.

Không lâu sau Alexander đại đế mất, vị tướng Ptolemy Soter của ông lên nắm quyền tại Ai Cập. Chính Ptolemy đã đôn đốc việc xây dựng thành phố Alexandria, thủ đô mới. Ngoài khơi thành phố là đảo nhỏ Pharos. Đảo nối với đất liền bằng con đê biển Heptasđaion được xem là cảng thứ hai của thành phố. Tàu buồm đi lại tấp nập quanh và trong khu vực cảng nên cần có một ngọn hải đăng hướng dẫn để không mắc cạn tại dải bờ biển thoai thoải không dốc. Ptolemy vạch kế hoạch xây dựng ngọn hải đăng vào năm 230 TCN nhưng khi ông mất nó mới hoàn tất dưới triều đại của Ptolemy Philadelphus, con trai ông. Sostratus, người cùng thời với Euclid, là kiến trúc sư trưởng công trình nhưng bản tính toán chi tiết hải đăng và các công trình phụ trợ do thư viên Alexandria làm. Hải đăng được dâng hai vị thần cứu rỗi : đó chính là Ptolemy Soter và Berenice, vợ ông. Trong hàng thế kỷ, hải đăng Alexandria, còn được gọi là đèn biển Pharos phát huy hiệu quả rất tốt trong việc hướng dẫn tàu bè. Hình ảnh của nó được in trên cả các đồng tiền La Mã. Khi người Arập chinh phục Ai Cập họ hết sức khâm phục Alexandria và sự giàu có của thành phố này. Nhưng giới cầm quyền mới dời thủ đô đến Cairo để cắt đứt sự nối kết với Địa Trung Hải. Tấm gương trên ngọn hải đăng được tháo ra một cách bất cẩn nên không thể lắp đúng vào chỗ cũ. Năm 956 SCN, một trận động đất gây thiệt hại nhẹ cho ngọn hải đăng. Hai trận động đất mạnh sau đó (1303 và 1323) tiếp tục gây thiệt hại lớn cho công trình. Năm 1449, thương buôn Arập nổi tiếng Ibu Battuta nói là ông ta không thể đi vào công trình đã đổ nát này. Chương cuối cùng của hải đăng Alexandria khép lại vào năm 1480 khi phó vương Ai Cập Mamelouk quyết định củng cố hệ thống phòng thủ của Alexandria bằng cách xây một công sự kiên cố ngay trên vị trí của ngọn hải đăng bằng cách sử dụng chính các vật liệu lấy từ nó.

Mô tả chính xác, chi li nhất về hải đăng Alexandria là mô tả của thương buôn Arập Abou–Haggay Al–Andaloussi. Ghé thăm hải đăng năm 1166, ông nêu chi tiết sự tráng lệ của lớp đá cẩm thạch bao quanh ngọn tháp. Theo ông thì tấm gương trên ngọn hải đăng có công dụng đốt cháy các chiến thuyền của kẻ thù trước khi nó lọt vào cảng. Ngoài phần bệ, hải đăng có ba tầng : khối vuông thấp nhất cao 55,9 m có lõi tròn, khối giữa cao 27,45 m và khối trên cùng cao 7,3 m có hình tròn. Chiều cao tổng cộng của ngọn hải đăng là 117 m tính từ cột mốc số 0 là mực nước biển, tương đương ngôi nhà cao bốn mươi tầng. Trên nóc hải đăng là tượng thần Poseidon (thần biển cả, có bộ râu trắng, tóc trắng mắt xanh với dải băng cuốn quanh đầu như thần Zeus). Poseidon là con của thần Cronus và thần Rhea. Cronus đã nuốt Poseidon vào bụng nhưng lại nhả ra để ông lớn lên với các anh chị khác. Khi Cronus bại trận Poseidon trở thành vua biển cả và vua các hòn đảo. Có lúc Poseidon được mô tả như vị thần trần truồng tay cầm đinh ba mà thần bão Cyclopes đã cho ông. Cây đinh ba biểu tượng cho vương quốc Poseidon, vương quốc thứ ba của vũ trụ (tức biển cả). 






Post a Comment

0 Comments